Nghị định 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 74/2009/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/09/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức , Cán bộ-Công chức-Viên chức , Tư pháp-Hộ tịch |
Hướng dẫn chi tiết Luật Thi hành án dân sự – Theo Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất gồm có: ở Trung ương có Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp; ở cấp tỉnh có Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và ở cấp huyện có Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội gồm có: Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng và Phòng Thi hành án quân khu và tương đương là cơ quan thi hành án trực thuộc quân khu. Nghị định này quy định: Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển chấp hành viên phòng thi hành án cấp quân khu. Người tham dự thi tuyển chấp hành viên phải có đủ tiêu chuẩn của ngạch chấp hành viên quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận và quyết định cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Hồ sơ đề nghị tham dự thi tuyển chấp hành viên gồm có: đơn tham dự của người dự thi; sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ; bản kê khai tài sản; bản sao các văn bằng, chứng chỉ; bản nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người dự tuyển; văn bản đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh (đối với cơ quan thi hành án dân sự địa phương) hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng (đối với phòng thi hành án cấp quân khu). Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2009 và thay thế Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ.
Xem chi tiết Nghị định 74/2009/NĐ-CP tại đây