Kinh doanh khác ngành nghề GPKD? Kinh doanh không đúng ngành nghề trên GPKD?
Kinh doanh không đúng ngành nghề trên GPKD?
– Kinh doanh không đúng ngành nghề trong giấy phép có bị phạt?
– Kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có được khấu trừ thuế, có được tính vào chi phí hợp lý?
+Căn cứ pháp lý: Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 xử phạt hành chính hoạt động thương mại sản xuất bảo vệ người tiêu
– Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
+Căn cứ pháp lý: Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 sửa đổi 185/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính sản xuất buôn
– “Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
= > Chính thức bãi bỏ khung phạt hành chính đối với hành vi “kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
*Công Văn 1378/TCT-KK ngày 14/04/2015 Xuất hóa đơn đầu ra không đúng ngành nghề
– Đối với việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và kê khai thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh (cho thuê văn phòng) không thuộc ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Căn cứ, Khoản 14, Điều 14, Khoản 1,2 Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012; Khoản 15 Điều 14, Khoản 1,2 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về trường hợp không được khấu trừ và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định:
“14. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
– Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
– Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 11 Điều này);
– Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơ[masterslider alias=”ms-1″][masterslider alias=”ms-1″][masterslider alias=”ms-2”]n bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo), Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi. “;
“1 .Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươitriệu đồng theo giá đã có thuế GTGT ”
*Như vậy: Trường hợp Công ty TNHH Vinkems kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Tây Ninh kiểm tra, xác định nếu trường hợp ngành, nghề kinh doanh của Công ty không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc ngành, nghề bị cấm kinh doanh thì thống nhất với đề xuất tại công văn số 297/CT-TTr ngày 26/01/2015 của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, cụ thể: chấp nhận việc kê khai thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Vinkems. Cục Thuế tỉnh Tây Ninh hướng dẫn Công ty bổ sung ngành, nghề theo quy định.
* Nguồn: Chu Đình Xinh
* Chuyên: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế trọn gói, báo cáo tài chính năm, soát xét sổ sách trước quyết toán thuế, quyết toán với Cơ Quan Thuế tại trụ sở Doanh Nghiệp, đào tạo thực hành kế toán trên chứng từ thực tế, dịch vụ BHXH, dịch vụ giải thể doanh nghiệp…
Liên hệ: Ms Sen : 091 6878 874 – 097 2148 248
– Email: vansenkt@gmail.com