Biên bản cấn trừ công nợ và những điều cần lưu ý

Mẫu biên bản cấn trừ công nợ là mẫu văn bản được sử dụng khá phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu về khái niệm, mẫu biên bản chuẩn và cách hạch toán đối chiếu cấn trừ công nợ thông qua bài viết dưới đây.

Khái niệm
Khi doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ mua – bán mà chưa được thực hiện thanh toán hoặc đã thực hiện thanh toán trước (đặt cọc/tạm ứng). Nhưng chưa bàn giao hàng hóa hoặc nghiệm thu dịch vụ thì khi đó sẽ phát sinh công nợ.

Mẫu biên bản bù trừ công nợ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc bù trừ công nợ của doanh nghiệp. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin của hai bên, nội dung bù trừ công nợ của hai bên.

Bù trừ công nợ là gì?
– Bù trừ công nợ có nghĩa giữa hai đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau. Khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua, lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau. Làm căn cứ giải trình với cơ quan thuế sau này. Bao gồm:

– Bảng công nợ chi tiết đã thanh toán và còn nợ của khách hàng.

– Hợp đồng kinh tế. Có ghi rõ phương thức thanh toán nếu chưa có quy định thanh toán bù trừ công nợ. Thì ký phụ lục hợp đồng bổ sung phương thức thanh toán bù trừ công nợ.

– Thanh lý hợp đồng.

– Biên bản giao hàng hay nghiệm thu, xuất kho.

– Bản đối chiếu công nợ có ký tá xác nhận của hai bên.

– Các chứng từ đã từng thanh toán của hai bên: phiếu chi, ủy nhiệm chi, …….

– Hóa đơn GTGT hoặc thông thường.

– Biên bản bù trừ công nợ có ký tá xác nhận của hai bên.

– Phần chênh lệch nếu phải trả phải chuyển khoản qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Biên bản cấn trừ công nợ và những điều cần lưu ý
Biên bản cấn trừ công nợ và những điều cần lưu ý

Mẫu biên bản cấn trừ công nợ chuẩn
Công ty……… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số: ……………. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….. Ngày….. tháng……năm…….

BIÊN BẢN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.

– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày….

Tại văn phòng Công ty ….., địa chỉ:……………….. chúng tôi gồm có:

Bên A (Bên mua): ………………………
– Địa chỉ :………………………

– Điện thoại :……………………………. Fax:

– Đại diện :……………………………. Chức vụ:

Bên B (Bên bán): ……………..
– Địa chỉ : ………………..

– Điện thoại : ……………………….. Fax:

– Đại diện : ………………………… Chức vụ: …

Sau khi bàn bạc cả 2 bên bên cùng thống nhất và thỏa thuận một số nội dung sau:

Tính đến ngày……… Bên A Còn nợ Bên B số tiền là:…….

Hai bên đồng ý cấn trừ khoản nợ trên vào tiền nợ ….

– Sau khi cấn trừ khoản công nợ trên thì số nợ bên A nợ bên B còn là…..đ( hoặc hết nợ)

Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký.

– Biên bản được thành lập làm 02 ( hai ) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm cơ sở hạch toán.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

Biên bản cấn trừ công nợ và những điều cần lưu ý
Biên bản cấn trừ và những điều cần lưu ý

Cách hạch toán bù trừ công nợ
Căn cứ hóa đơn lập cho hàng hóa, dịch vụ giao nhận theo hợp đồng mua – bán đơn vị hạch toán.

Hạch toán hàng hóa dịch vụ bán hàng:
Nợ TK 131

Nợ TK 632

Có TK 511, 33311

Có TK 152, 154, 155, 156

Hạch toán hàng hóa dịch vụ mua vào:
Nợ TK 152, 153, 156, 241, 242…

Nợ TK 1331

Có TK 331

Hạch toán bù trừ công nợ:
Nợ TK 331

Có TK 131

Biên bản cấn trừ công nợ và những điều cần lưu ý
Biên bản cấn trừ công nợ và những điều cần lưu ý

Lưu ý khi đối chiếu, đối trừ công nợ
Lưu ý khi đối chiếu công nợ:
– Đối chiếu công nợ được diễn ra khi một bên đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhưng bên còn lại chưa tiến hành thanh toán.

– Cần hạch toán sổ sách, các hóa đơn, biên lai, chứng từ có liên quan đến hợp đồng. Một cách chính xác, tránh thất thu tiền công.

– Tiến hành đối chiếu công nợ một cách khái quát về số tiền phải chi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Gồm số dư đầu kỳ, số dư phát tăng trong kỳ, số dư phát giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ.

– Tiến hành giải trình chi tiết công nợ về số hợp đồng, hóa đơn, công nợ phát sinh, số tiền đã thanh toán và chưa thanh toán.

Khi tiến hành giải trình chi tiết, cần kèm theo các tài liệu đính kèm để chứng minh, đối chứng công nợ.

– Khi kết luận cần xác nhận của hai bên cùng ký vào biên bản.

Lưu ý khi đối trừ công nợ
– Đối trừ công nợ là khi cả hai bên đều bỏ tiền ra để thực hiện hợp đồng. Nhưng chưa tiến hành quyết toán để xác định bù trừ như thế nào cho bên còn lại. Đảm bảo quyền lợi về nguồn thu cho cả hai bên.

– Tiến hành diễn giải công nợ trong số dư đầu kỳ. Số dư phát sinh tăng, số dư phát sinh giảm và số dư cuối kỳ.

– Công nợ phát sinh tăng kèm theo hóa đơn hay biên bản giao nhận. Để chứng minh bên kia đã tiến hành chi để đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng.

– Công nợ phát sinh giảm là số tiền được chiết khấu thanh toán trên tổng số tiền thanh toán.

– Kết luận về số tiền cần phải thanh toán, hai bên xác nhận và ký vào biên bản.

– Lưu ý khi đối trừ công nợ là chỉ được bù trừ công nợ cùng một đối tượng khách hàng.

Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của BePro.vn về các khái niệm, cách hạch toán của biên bản đối trừ công nợ. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *