Over 10 years we helping companies reach their financial and branding goals. Onum is a values-driven SEO agency dedicated.

CONTACTS

Dịch vụ khắc dấu doanh nghiệp

Con dấu tròn và con dấu vuông có giá trị pháp lý như thế nào? Con dấu tròn được sử dụng khi nào? Và con dấu vuông được dùng trong trường hợp nào?… Đó là những thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp. Hãy sử dung này dịch vụ khắc dấu tại công ty Kế Toán Sen Việt

Con dấu tròn và con dấu vuông có giá trị pháp lý như thế nào? Con dấu tròn được sử dụng khi nào? Và con dấu vuông được dùng trong trường hợp nào?… Đó là những thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp.

Để tìm hiểu về vấn đề này, Kế Toán Sen Việt xin chia sẻ thông tin trong bài viết sau đây.

I. Dầu tròn và dấu vuông
Con dấu là biểu tượng thể hiện giá trị pháp lý đối với các Văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu đặc biệt, không được phép trùng lặp giữa các doanh nghiệp với nhau.

a) Dấu tròn là gì?
Định nghĩa về con dấu tròn: Con dấu tròn hay con dấu hình tròn là thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của doanh nghiệp; do doanh nghiệp phát hành.

Con dấu tròn là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an, doanh nghiệp chỉ được sử dụng khi đã được cấp Giấy chứng nhận.

Theo quy định về việc sử dụng con của Luật Doanh nghiệp 2014, từ 01/7/2015 thì hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp được quyền quyết định nhưng phải đảm bảo về nội dung của con dấu luôn có hai yếu tố: Tên gọi của doanh nghiệp & Mã số doanh nghiệp.

b) Dấu vuông là gì?
Định nghĩa về con dấu vuông: Con dấu vuông hay con dấu hình vuông là bao gồm các loại như: Dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Con dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải chịu sự quản lý của Cơ quan Nhà nước.

c) Khi nào phải đổi con dấu của doanh nghiệp?

Thay đổi tên gọi công ty

Thay đổi địa chỉ của công ty khác quận

Thay đổi mã số thuế của doanh nghiệp

Thay đổi hình thức con dấu của doanh nghiệp

Thay đổi con dấu của doanh nghiệp khi con dấu bị mòn, méo và hư hỏng

Công ty thành lập trước ngày 01 tháng 06 năm 2010, ngày Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực. Từ đó mã số doanh nghiệp và mã số thuế chưa hợp nhất nay muốn bổ sung, cập nhật lại mã số thuế và mã số doanh nghiệp làm một.

Như vậy, công ty phải thay đổi lại con dấu doanh nghiệp cho phù hợp;
Công ty thay đổi tên doanh nghiệp dẫn đến việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi con dấu;
Công ty thay đổi địa chỉ trụ sở Công ty, mà địa chỉ mới khác quận/ huyện/ tỉnh nơi địa chỉ trụ sở hoạt động cũ của Công ty, bắt buộc doanh nghiệp phải hoàn thành việc chốt thuế và thực hiện các thủ tục liên quan cũng như công tác thay đổi lại con dấu của doanh nghiệp.
Các vấn đề thay đổi lại con dấu doanh nghiệp nói trên, doanh nghiệp phải nộp đủ dấu và đăng ký mẫu dấu cũ trước khi nhận con dấu và đăng ký mẫu dấu mới.
Đối với trình tự, thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về con dấu
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ và thực hiện:

Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp giấy biên nhận trực tiếp cho người nộp hồ sơ;

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ;

Trường hợp không đủ điều kiện thì từ chối giải quyết.

Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền, xuất trình thẻ CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính/ bản sao có chứng thực/ bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của PL;
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu phải xuất trình con dấu đã được đăng ký trước đó để Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu kiểm tra, đăng ký theo quy định;
Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộp con dấu đã mang vào cho Cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểm tra, đăng ký theo quy định;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, Cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

II. Dịch vụ khắc dấu doanh nghiệp
1. Dấu hộp vuông
Dịch vụ khắc dấu vuông theo đúng yêu cầu của khách hàng, nội dung, font chữ và … chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu vuông đã khá uy tín trong ngành nghề với giá rẻ, giao trong ngày.

2. Khắc dấu tên, chức vụ, dấu các loại
Khắc dấu tên, làm dấu tên giá rẻ, giao trong ngày. Khắc dấu tên giúp người dùng nhanh chóng kí nhận văn bản, giấy tờ, hợp đồng mà không tốn quá nhiều công sức.

III. Quy định về khắc dấu tròn doanh nghiệp
Ngày nay, công việc khắc dấu tròn, dấu tên, dấu công ty không còn là công việc tỉ mỉ các nghệ nhân trạm trổ nữa. Máy Laser với khả năng cắt cao su và khắc cao su giúp công việc khắc dấu trở nên nhanh hơn. Do mặt dấu khắc bằng tia laser chắc chắn và độ bền cao, thời gian sử dụng lên đến hàng chục năm chỉ có ở hệ thống máy khắc dấu cao cấp của chúng tôi. Bên cạnh mặt dấu được gắn vào dấu hộp tự động nên đã mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và hài lòng cao nhất.

Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
a) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
b) Số lượng con dấu.
c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
3. Thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 13. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
2. Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện phải có tên chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 14. Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
a) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
c) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định Khoản 1 Điều này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo mẫu con dấu cho doanh nghiệp.

Điều 15. Quản lý và sử dụng con dấu
1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;
b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;
c) Hủy mẫu con dấu.
5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Author

Biên Tập Viên

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *